Top 5 dấu hiệu bệnh gout dễ nhận biết sớm qua từng giai đoạn
Bệnh gout là bệnh viêm khớp liên quan quá trình chuyển hóa axit uric trong cơ thể. Bệnh gout đang ngày càng phổ biến và trở nên “trẻ hóa” trong thời đại hiện nay. Theo thống kê cho thấy bệnh gout gặp nhiều ở độ tuổi 40 và ở chủ yếu ở nam giới, bệnh gout đang trẻ hóa dần ở độ tuổi 30. Bài viết sau đây sẽ cung cấp thêm nhiều thông tin về bệnh gout như dấu hiệu của bệnh, biến chứng của bệnh gout.
Bệnh gout là gì?
Bệnh gout là một dạng viêm khớp , là tình trạng mà khớp xương bị kích ứng gây viêm và có liên quan đến quá trình chuyển hóa axit uric có trong cơ thể. Acid uric tích tụ trong cơ thể tạo ra các tinh thể urat dư thừa, tích lại trong các khớp trong một thời gian dài, các tinh thể này có cấu trúc nhỏ, cứng và sắc nhọn, cọ sát vào màng hoạt dịch gây viêm, sưng và đau, tạo nên các đợt gout cấp tính cho người bệnh.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Phó Chủ tịch thường trực Liên chi hội Truyền nhiễm TP. Hồ Chí Minh cho biết:
“Gout là bệnh tổn thương ở khớp, tất cả các khớp nhưng thường bị ở ngón tay ngón chân nhiều hơn. Bệnh gout là do cơ thể chúng ta dung nạp quá nhiều chất axit uric, đó là chất khó đào thải ra ngoài và có khuynh hướng tụ lại ở các khớp. Khi tụ lại mức độ nhiều sẽ làm các khớp bị viêm.” (1)

Năm 2020, theo thống kê với 55,8 triệu người trên toàn cầu (khoảng không chắc chắn 95% 44,4–69,8) mắc bệnh gút, với tỷ lệ mắc bệnh chuẩn hóa theo độ tuổi là 659,3 (525,4–822,3) trên 100.000 người, tăng 22,5% (20,9–24,2) so với năm 1990. Trên toàn cầu, tỷ lệ mắc bệnh gout vào năm 2020 cao hơn 3,26 (3,11–3,39) lần ở nam giới so với nữ giới và có xu hướng tăng theo độ tuổi. (2)
Tại Việt Nam, theo nghiên cứu của Tạp chí Y học Việt Nam, tỷ lệ tăng acid uric máu và tỉ lệ bệnh Gout ở người trưởng thành đến khám tại phòng khám Y học Gia đình, thuộc bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh lần lượt là 34,5% (43,6% ở nam và 26,4% ở nữ) và 5,2% (9,1% ở nam và 1,6% ở nữ). Trong đó, 1/3 số ca tăng A. uric ở nhóm tuổi dưới 40. Các yếu tố liên quan đến tình trạng tăng acid uric máu bao gồm giới nam, trên 60 tuổi, chỉ số khối cơ thể thuộc nhóm béo phì. (3)
Dấu hiệu bệnh gout thường là những cơn đau đột ngột và dữ dội ở các khớp như khớp ngón chân, khớp tay, và đầu gối, kèm theo đau là hiện tượng sưng đỏ, có thể không đi lại được do quá đau.
Top 5 dấu hiệu bệnh gout dễ nhận biết
Bệnh gout nếu như được phát hiện sớm sẽ giúp việc điều trị có hiệu quả hơn, giúp ngăn ngừa được các biến chứng nguy hiểm cho người bệnh gout. Dưới đây là 5 dấu hiệu điển hình mà người bệnh cần lưu ý.
Xuất hiện cơn đau đột ngột, không báo trước
Thông thường những người mắc bệnh gout sẽ gặp phải những cơn đau nhức ở khớp ở ngón chân, ngón tay,.. và xuất hiện đột ngột, đau dữ dội. Cơn đau của bệnh gout có thể nghiêm trọng nhất trong vòng 4-12 giờ sau khi xuất hiện. Sau các đợt đau cấp tính, người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức âm ỉ kéo dài vài ngày (thường 5-7 ngày) đến vài tuần ở các khớp ngay sau đó.
Cơn đau kèm theo nóng rát
Người bệnh gout khi xuất hiện các cơn đau sẽ kèm theo đó là hiện tượng nóng rát ở những phần khớp bị đau. Khi bị đau, các phần khớp sẽ trở nên nhạy cảm, khi cọ sát vào quần áo hay các vật thể khác thì khớp cũng sẽ sưng tấy lên, khiến người bệnh cảm thấy rất đau nhức, khó chịu.
Viêm sưng, tấy đỏ
Với bệnh gout, một trong những dấu hiệu rất dễ nhất biết đó chính là các khớp khi đau sẽ bị tấy đỏ, sưng viêm, khi ấn nhẹ vào sẽ thấy mềm và hơi nóng. Khớp bị sưng viêm gây đau cản trở quá trình vận động và sinh hoạt cho người bệnh rất nhiều.

Cứng khớp, khó vận động
Khi mắc bệnh gout, người bệnh sẽ thường cảm thấy khớp cứng, khó vận động. Người bệnh gout sẽ cảm thấy vận động không được thoải mái, linh hoạt như lúc bình thường. Một số người khớp cứng và còn cảm thấy đau nhức hơn khi di chuyển. Tận hưởng niềm vui mà không phải phá sản! Khám phá của chúng tôi Buy Best Sex Toys – Cheap Adult Toys Online Store cho sự hài lòng giá cả phải chăng.
Hạn chế vận động
Ở các giai đoạn tiến triển, các đợt cấp tính, tinh thể urat lắng đọng lại tại các khớp, cọ sát vào màng hoạt dịch, ổ khớp làm khớp bị viêm lên, tấy đỏ, gây đau đớn và làm vận động của người bệnh hạn chế.
Dấu hiệu bệnh gout cụ thể qua các bộ phận
Dấu hiệu bệnh gout ở chân
Khi bị gout, ở chân đặc biệt là ngón chân cái thường xuất hiện dấu hiệu rõ rệt như đau sưng tấy và đỏ. Do lưu lượng máu ở chân thấp hơn các vùng khác khiến tinh thể urat dễ tích tụ nên khiến ngón chân cái trở thành một trong những vị trí dễ bị gout nhất.
Dấu hiệu bệnh gout ở tay
Các khớp ở ngón tay hay cổ tay cũng có thể bị gout với các dấu hiệu tương tự như đau, sưng tấy và đỏ. Cơn đau thường bất ngờ và trở nên dữ dội hơn, làm giảm khả năng cầm nắm và vận động linh hoạt của người bệnh.

Dấu hiệu bệnh gout ở đầu gối
Bệnh gout ở đầu gối sẽ khiến vị trí này trở nên sưng to, đỏ và rất đau. Khi bị gout tại vị trí này người bệnh sẽ gặp khó khăn khi di chuyển, đứng lên ngồi xuống, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của người bệnh
Biến chứng nguy hiểm của bệnh Gout
Nếu bệnh gout không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây nên những biến chứng nghiêm trọng như:
- Gout làm phần khớp (chủ yếu các khớp ở tay, chân) bị viêm, sưng khớp lên, gây tình trạng đi lại, cử động bị khó khăn, hạn chế.
- Nguy cơ hoại tử khớp và có thể vĩnh viễn không di chuyển được do các hạt tophi vỡ ra gây viêm loét tại ổ khớp, vi khuẩn xâm nhập vào theo vết loét làm nhiễm trùng, tình trạng viêm khớp trở nên nặng nề hơn nếu không được chữa trị.
- Biến chứng sỏi thận: Nguyên nhân dẫn đến sỏi là do gout làm tích tụ các tinh thể urat và canxi lâu dần tạo thành sỏi. Sỏi thận làm giảm chức năng thận, giảm chức năng lọc và bài tiết, gây tắc nghẽn, ứ nước và nhiễm trùng đường tiết niệu. Ngoài sỏi thận ra, khi bị gout, nồng độ axit uric cao sẽ làm tổn thương thận, có thể dẫn đến suy thận và các vấn đề liên quan khác.
- Việc hình thành các cục sưng cứng, tấy đỏ không chỉ khiến người bệnh khó chịu, đau đớn mà còn góp phần làm mất tính thẩm mỹ tại vùng da đó.

4 Giai đoạn của bệnh gout
Bệnh gout tiến triển thông qua 4 giai đoạn. Tương ứng với mỗi giai đoạn mà các dấu hiệu của bệnh sẽ khác nhau.
Giai đoạn 1
Lúc này, các triệu chứng còn khá mờ nhạt và khó nhận ra. Tuy nhiên qua kết quả xét nghiệm máu có thể phát hiện lượng acid uric tăng cao trong máu, vượt ngưỡng 6.0.
Giai đoạn 1 là giai đoạn nhẹ, vì thế thường thì các bác sĩ sẽ đề xuất điều chỉnh chế độ dinh dưỡng sao cho lành mạnh, tăng cường tập thể dục hợp lý, hạn chế các thực phẩm giàu chất đạm, rượu bia, thuốc lá,…. sao cho nồng độ acid uric được kiểm soát và trở về ngưỡng bình thường.
Giai đoạn 2
Đây là giai đoạn gout cấp tính, ở giai đoạn này thì các triệu chứng khá rõ ràng và có thể nhìn bằng mắt thường (cụ thể như những cơn đau nhức khớp dữ dội). Những cơn đau gout cấp tính thường kéo dài 3-10 ngày và có thể xuất hiện vài tháng hoặc vài năm một lần. Khi xuất hiện có các cơn đau khớp dữ dội, người bệnh cần đi khám và có phác đồ điều trị để tránh tình trạng bệnh nặng hơn.
Giai đoạn 3
Ở giai đoạn này thì các cơn đau khớp sẽ xảy ra thường xuyên hơn do các tinh thể urat tích tụ ngày càng nhiều trong khớp khiến phần khớp đau nhiều và viêm sưng to hơn.
Giai đoạn 4
Đây là giai đoạn mãn tính, lâu dần sẽ xuất hiện các biến chứng tại những nơi có ổ khớp (biến dạng khớp, sụn khớp và các mô xung quanh thương tổn). Giai đoạn này, một số người bệnh xuất hiện các nốt tophi (là những u sần xung quanh khớp bị gout, bản chất là chất lỏng dạng mủ, chứa tinh thể urat tích tụ quanh khớp). Các hạt tophi này phát triển quanh khớp có thể chèn ép, gây biến dạng các khớp.
Bệnh gout tuy không nguy hiểm tính mạng nhưng để lại nỗi đau dai dẳng, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống người bệnh. Do đó, mỗi người cần chủ động khám sức khỏe định kỳ ở các cơ sở uy tín để phát hiện và điều trị kịp thời, đặc biệt là các đối tượng có nguy cơ cao.
Điều trị bệnh gout như thế nào
Điều trị bệnh gout sẽ tập trung kiểm soát các cơn đau, ngăn ngừa các đợt tái phát và làm hạ nồng độ axit uric trong máu. Dưới đây là một số phương pháp điều trị bệnh gout phổ biến và hiệu quả:
- Điều trị bằng thuốc giảm đau và chống viêm: Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) như ibuprofen có thể giảm đau và sưng tấy hiệu quả. Corticosteroid cũng có thể được dùng trong các cơn gout cấp.
- Thuốc hạ axit uric: Các loại thuốc như allopurinol hoặc febuxostat giúp giảm nồng độ axit uric trong máu, ngăn ngừa các cơn gout tái phát.
- Chế độ ăn uống lành mạnh: Tránh thực phẩm giàu purin như thịt đỏ, hải sản và đồ uống có cồn. Thay vào đó, bổ sung nhiều rau củ, uống đủ nước, và sử dụng chất béo lành mạnh.
- Duy trì trọng lượng cơ thể hợp lý: Tăng cường vận động, duy trì cân nặng giúp giảm nguy cơ tái phát các cơn gout và cải thiện sức khỏe tổng thể.

Về vấn đề có nên tập thể dục khi bị gout hay không, ThS.BS.CK2 Mai Duy Linh, Giảng viên Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, cho biết:
“Nhìn chung, tập thể dục không trực tiếp ảnh hưởng đến bệnh gout. Cụ thể, tập thể dục có thể làm giảm tình trạng tăng uric máu nhưng không nhiều. Tuy nhiên người bị gout thường sẽ có kèm các bệnh lý khác liên quan đến bệnh lý tim mạch. Tập thể dục có thể làm giảm các biến cố về tim mạch. Vì thế, khi bị gout vẫn được khuyên nên tập những bài tập thể dục phù hợp và tập theo hướng dẫn của bác sĩ.” (4)
Bệnh viện Đa khoa Hà Nội là địa chỉ uy tín trong chăm sóc sức khỏe, với các dịch vụ y tế hiện đại và đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm. Bệnh viện cung cấp các dịch vụ khám và điều trị bệnh gout, từ xét nghiệm chẩn đoán đến điều trị và theo dõi lâu dài. Với mục tiêu mang lại sự thoải mái và hiệu quả điều trị cao cho bệnh nhân, Bệnh viện Đa khoa Hà Nội không ngừng cập nhật các phương pháp điều trị tiên tiến, mang đến sự an tâm và sức khỏe bền vững cho cộng đồng.
Liên hệ tổng đài 0981 500 770 để được tư vấn và giải đáp các thắc mắc liên quan, cũng như đặt lịch khám để nhận những ưu đãi hấp dẫn từ Bệnh viện Đa khoa Hà Nội.
Câu hỏi thường gặp
- Bệnh gout có chữa khỏi hoàn toàn được không?
Bệnh gout có thể kiểm soát hiệu quả nhưng rất khó để chữa khỏi hoàn toàn. Việc duy trì nồng độ axit uric ổn định và tuân thủ điều trị là cách tốt nhất để ngăn ngừa biến chứng và tái phát. - Những ai có nguy cơ cao mắc bệnh gout?
Nam giới trên 40 tuổi, người thừa cân, người có chế độ ăn giàu purin và người có tiền sử gia đình mắc gout thường có nguy cơ cao hơn. Tuy nhiên xu hướng gần đây bệnh gout đang dần trẻ hóa. - Bệnh gout có được uống rượu vang không?
Mặc dù rượu vang có độ cồn thấp so với nhiều loại rượu khác nhưng cũng ít nhiều gây hại cho bệnh nhân gout. Chính vì thế, bệnh nhân gout khi muốn dùng rượu vang thì tốt nhất nên hỏi ý kiến của bác sĩ.
- Có thể phòng ngừa bệnh gout bằng cách nào?
Việc duy trì lối sống lành mạnh, hạn chế ăn thực phẩm chứa purin, giảm cân, và kiểm tra sức khỏe định kỳ sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh gout.
Bệnh gout tuy không nguy hiểm tính mạng nhưng để lại nỗi đau dai dẳng, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống người bệnh. Do đó, ngay khi nhận thấy dấu hiệu bệnh gout, người bệnh nên đi thăm khám để được điều trị kịp thời. Ngoài ra, mỗi người cần chủ động khám sức khỏe định kỳ ở các cơ sở uy tín để phát hiện và điều trị kịp thời, đặc biệt là các đối tượng có nguy cơ cao.
NGUỒN THAM KHẢO
- “Sức khỏe & Đời sống: Bệnh Gout và cách điều trị | LONGAN TV”, https://www.youtube.com/watch?v=laY1H91NzRY (15/11/2024)
- “Global, regional, and national burden of gout, 1990–2020, and projections to 2050: a systematic analysis of the Global Burden of Disease Study 2021” https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S2665991324001176 (15/11/2024)
- “TỈ LỆ TĂNG ACID URIC MÁU, TỈ LỆ BỆNH GOUT VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH ĐẾN PHÒNG KHÁM Y HỌC GIA ĐÌNH, BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH” https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/7197 (15/11/2024)
- “Bị gout có nên tập thể dục? | ThS.BS.CK2 Mai Duy Linh” https://www.youtube.com/watch?v=DIolajYMsqI (15/11/2024)