Viêm Đường Tiết Niệu Nữ: Dấu Hiệu, Nguyên Nhân Và Cách Chữa
Viêm đường tiết niệu nữ là một bệnh lý thường gặp ở phụ nữ, gây ra những triệu chứng khó chịu và ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống. Tuy đây không phải là bệnh lý nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nếu không được điều trị kịp thời, viêm đường tiết niệu có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.
Viêm đường tiết niệu nữ là gì?
Viêm đường tiết niệu (UTI) là tình trạng nhiễm trùng xảy ra ở bất kỳ phần nào của hệ tiết niệu, bao gồm thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Đối với phụ nữ, bệnh thường xảy ra ở phần dưới của hệ tiết niệu (bàng quang và niệu đạo) và có xu hướng dễ tái phát.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Hiệp hội Tiết niệu Hoa Kỳ (AUA), khoảng 50-60% phụ nữ sẽ mắc nhiễm trùng đường tiết niệu ít nhất một lần trong đời. Trong đó, khoảng 20-30% có nguy cơ tái phát nhiều lần trong vòng 6 tháng đến một năm sau lần nhiễm đầu tiên. (1)
“Phụ nữ có nguy cơ mắc viêm đường tiết niệu cao hơn nam giới do đặc điểm sinh lý riêng. Đặc biệt, khi bệnh không được điều trị đúng cách, nguy cơ tái phát và biến chứng trở nên cao hơn rất nhiều.”
Theo PGS.TS Nguyễn Khang Sơn – giảng viên cấp cao của Đại học Y Hà Nội – chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực tiết niệu và sinh sản:
Triệu chứng của bệnh viêm đường tiết niệu nữ
Dấu hiệu viêm đường tiết niệu nữ thường biểu hiện với các triệu chứng điển hình như sau:
- Đau và khó chịu khi tiểu tiện: Đây là triệu chứng phổ biến nhất, người bệnh thường cảm thấy nóng rát hoặc đau khi đi tiểu, tiểu buốt.
- Tiểu nhiều lần nhưng ít: Cảm giác muốn đi tiểu liên tục nhưng lượng nước tiểu mỗi lần lại rất ít.
- Nước tiểu đục hoặc có máu: Nước tiểu đục, mùi hôi hoặc có thể kèm theo máu, biểu hiện của tình trạng nhiễm trùng.
- Đau ở vùng bụng dưới hoặc lưng: Viêm đường tiết niệu có thể gây đau tức vùng bụng dưới, vùng lưng dưới hoặc hai bên thắt lưng.
Dấu hiệu nhận viết bệnh viêm đường tiết niệu
Nếu xuất hiện các triệu chứng nhiễm khuẩn đường tiết niệu, bạn nên đi khám sớm để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh để tình trạng bệnh tiến triển nặng hơn.
Tại sao phụ nữ lại dễ mắc viêm đường tiết niệu hơn nam giới?
Phụ nữ có nguy cơ mắc viêm đường tiết niệu cao hơn nam giới chủ yếu do đặc điểm giải phẫu của cơ thể. Dưới đây là một số nguyên nhân giải thích cho vấn đề này:
- Niệu đạo ngắn: Niệu đạo của phụ nữ ngắn hơn nam giới, chỉ khoảng 3-4cm. Điều này tạo điều kiện cho vi khuẩn di chuyển nhanh hơn và dễ dàng xâm nhập vào bàng quang.
- Vị trí gần hậu môn: Niệu đạo của phụ nữ nằm gần hậu môn, là nơi có nhiều vi khuẩn gây bệnh như E.coli. Điều này làm tăng nguy cơ vi khuẩn từ hậu môn xâm nhập vào hệ tiết niệu.
- Sự thay đổi hormone trong chu kỳ kinh nguyệt và mang thai: Các giai đoạn này khiến hệ miễn dịch suy yếu, dễ bị nhiễm trùng hơn.
- Hoạt động tình dục: Tần suất quan hệ tình dục cũng là một yếu tố góp phần làm tăng nguy cơ mắc viêm đường tiết niệu, do quá trình quan hệ tình dục có thể đưa vi khuẩn vào hệ tiết niệu.

Nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu ở nữ
Viêm đường tiết niệu ở nữ thường do vi khuẩn, phổ biến nhất là vi khuẩn Escherichia coli (E. coli), vốn tồn tại trong ruột và dễ dàng xâm nhập vào hệ tiết niệu qua niệu đạo. Một số nguyên nhân bị viêm đường tiết niệu ở nữ khác có thể kể đến bao gồm:
- Không giữ vệ sinh đúng cách: Việc lau chùi từ sau ra trước sau khi đi vệ sinh có thể khiến vi khuẩn từ hậu môn dễ dàng xâm nhập vào niệu đạo.
- Dùng băng vệ sinh không đúng cách: Nếu không thay băng vệ sinh thường xuyên, vi khuẩn sẽ có cơ hội phát triển và gây nhiễm trùng.
- Quan hệ tình dục không an toàn: Quan hệ mà không có biện pháp bảo vệ hoặc không vệ sinh trước và sau khi quan hệ làm tăng nguy cơ viêm đường tiết niệu.
- Sử dụng chất tẩy rửa mạnh: Một số sản phẩm như xà phòng hoặc dung dịch vệ sinh có thể làm mất cân bằng vi khuẩn trong âm đạo, gây kích ứng và dễ dẫn đến viêm nhiễm.
Phụ nữ cũng dễ mắc viêm đường tiết niệu sau sinh vì vậy hãy chăm sóc và bảo vệ đúng cách để tránh mắc bệnh.
Cách chữa bệnh viêm đường tiết niệu ở nữ hiệu quả
Theo báo cáo của Centers for Disease Control and Prevention (CDC) và một số nghiên cứu đăng tải trên Urology Journal, tỷ lệ điều trị thành công viêm đường tiết niệu đạt khoảng 90% nếu bệnh nhân tuân thủ đúng phác đồ điều trị. (2)
Điều trị viêm đường tiết niệu phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng và loại vi khuẩn gây nhiễm trùng. Dưới đây là một số phương pháp điều trị phổ biến:
- Kháng sinh: Đây là phương pháp điều trị chính để loại bỏ vi khuẩn gây bệnh. Thời gian dùng kháng sinh thường kéo dài từ 3 đến 7 ngày, tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh. Đối với những trường hợp nhiễm trùng nghiêm trọng, thời gian dùng kháng sinh có thể kéo dài hơn.
- Sử dụng thuốc giảm đau: Các thuốc giảm đau như paracetamol có thể được kê đơn để giảm bớt cảm giác đau khi đi tiểu. Tuy nhiên, không nên tự ý dùng thuốc mà cần có sự chỉ định của bác sĩ.
- Uống nhiều nước: Uống nhiều nước giúp đẩy vi khuẩn ra khỏi hệ tiết niệu thông qua nước tiểu, làm giảm tình trạng nhiễm trùng.
- Tránh các chất kích thích: Tránh các thực phẩm, đồ uống có cồn, cà phê, gia vị cay nóng vì chúng có thể làm tăng kích thích và khiến triệu chứng của bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
- Thay đổi lối sống và vệ sinh đúng cách: Để ngăn ngừa viêm đường tiết niệu tái phát, duy trì lối sống lành mạnh và vệ sinh đúng cách, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh và sau khi quan hệ.
Cách chữa viêm đường tiết niệu nữ giới không khó nhưng bạn cần phải theo sát tư vấn và phác đồ điều trị của bác sĩ để tình trạng bệnh được cải thiện nhanh nhất, tránh ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Nếu bạn cần có thêm thông tin về việc khám thận tiết niệu ở đâu tốt hay bác sĩ nào chữa tiết niệu giỏi ở hà nội, hãy đọc phần tiếp theo của bài viết.
Đi khám viêm đường tiết niệu nữ ở đâu tại Hà Nội?
Nếu bạn đang gặp các triệu chứng viêm đường tiết niệu hoặc nghi ngờ mình bị nhiễm trùng, việc thăm khám sớm và lựa chọn một cơ sở y tế uy tín là bước vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe và tránh những biến chứng nguy hiểm. Bệnh viện Đa khoa Hà Nội tự hào là một trong những địa chỉ hàng đầu tại Hà Nội trong lĩnh vực khám và điều trị bệnh lý về tiết niệu. Với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa dày dặn kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cao, bệnh viện mang đến sự an tâm và tin cậy cho người bệnh trong suốt quá trình điều trị.

Bệnh viện Đa khoa Hà Nội không ngừng nâng cấp hệ thống trang thiết bị, ứng dụng những công nghệ y tế tiên tiến nhằm hỗ trợ tối đa cho quá trình chẩn đoán và điều trị. Các thiết bị hiện đại như máy siêu âm, hệ thống xét nghiệm nước tiểu tự động, và các công cụ kiểm tra hình ảnh tối tân giúp đảm bảo kết quả xét nghiệm chính xác, giúp bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp cho từng bệnh nhân. Điều này đặc biệt quan trọng đối với bệnh viêm đường tiết niệu, khi việc chẩn đoán chính xác và điều trị đúng cách giúp giảm nguy cơ tái phát và hạn chế biến chứng.
Ngoài ra, dịch vụ y tế tại Bệnh viện Đa khoa Hà Nội luôn được xây dựng và phát triển với tiêu chí “lấy bệnh nhân làm trung tâm”. Người bệnh được hỗ trợ tận tình từ khâu tiếp nhận, thăm khám, điều trị đến theo dõi sau điều trị. Với môi trường sạch sẽ, thân thiện và tiện nghi, bệnh viện luôn nỗ lực mang lại sự thoải mái tối đa cho bệnh nhân trong thời gian điều trị.
Một trong những điểm mạnh đặc biệt của Bệnh viện Đa khoa Hà Nội chính là đội ngũ y bác sĩ đầu ngành, tiêu biểu là PGS.TS Nguyễn Khang Sơn – Giảng viên cấp cao Đại học Y Hà Nội – một chuyên gia uy tín trong lĩnh vực tiết niệu và sinh sản. Ông chia sẻ:
“Điều trị viêm đường tiết niệu đòi hỏi sự kiên nhẫn và tuân thủ đúng phác đồ. Việc thăm khám và điều trị đúng thời điểm giúp người bệnh nhanh chóng cải thiện triệu chứng, hạn chế nguy cơ tái phát và nâng cao chất lượng cuộc sống.”
Với những ưu điểm vượt trội về đội ngũ nhân lực, công nghệ và chất lượng dịch vụ, Bệnh viện Đa khoa Hà Nội cam kết mang lại dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt nhất cho người bệnh.
Câu hỏi thường gặp
Khi bị viêm đường tiết niệu nên ăn gì?
Một chế độ ăn uống lành mạnh có thể hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị viêm đường tiết niệu. Người bệnh nên bổ sung:
- Nước: Uống nhiều nước giúp làm sạch vi khuẩn trong đường tiết niệu.
- Trái cây giàu vitamin C: Như cam, bưởi, kiwi giúp tăng cường hệ miễn dịch và giúp kiểm soát sự phát triển của vi khuẩn.
- Sữa chua: Chứa probiotics có lợi giúp cân bằng vi khuẩn trong cơ thể.
Khám viêm đường tiết niệu nữ như thế nào?
Quá trình khám tiết niệu thường bao gồm các bước sau:
- Hỏi về triệu chứng: Bác sĩ sẽ hỏi về triệu chứng, tiền sử bệnh để có cái nhìn tổng quan.
- Xét nghiệm nước tiểu: Giúp xác định vi khuẩn gây nhiễm trùng và mức độ nhiễm trùng.
- Siêu âm: Đôi khi siêu âm đường tiết niệu có thể được thực hiện để kiểm tra tình trạng bàng quang, niệu đạo, thận nhằm phát hiện các vấn đề khác có thể liên quan.
Viêm đường tiết niệu có tái phát không?
Có, viêm đường tiết niệu dễ tái phát, đặc biệt nếu người bệnh không tuân thủ chế độ điều trị và vệ sinh. Việc tái phát thường gặp ở những người có hệ miễn dịch yếu hoặc có các yếu tố nguy cơ cao như phụ nữ trong giai đoạn mãn kinh, người có tiền sử mắc bệnh viêm đường tiết niệu.
Viêm đường tiết niệu có nguy hiểm không?
Viêm đường tiết niệu có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như viêm thận, suy thận nếu không điều trị kịp thời. Tuy nhiên, bệnh có thể được kiểm soát tốt nếu phát hiện sớm và tuân thủ liệu trình điều trị.
Trên đây là những thông tin về bệnh viêm đường tiết niệu ở nữ. Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào liên quan hoặc có thắc mắc về bệnh, hãy liên hệ ngay với Bệnh viện Đa khoa Hà Nội qua tổng đài 0981 500 770 để được tư vấn và khám chữa
bệnh kịp thời.
TƯ LIỆU THAM KHẢO:
- “Proposing the “Continuum of UTI” for a Nuanced Approach to Diagnosis and Management of Urinary Tract Infections”, https://www.auajournals.org/doi/10.1097/JU.0000000000003874, (07/11/2024)
- “Urinary Tract Infection Basics”, https://www.cdc.gov/uti/about/index.html (07/11/2024)