Skip to main content

Thụ tinh ống nghiệm IVF là gì? Chi Phí & và Quy Trình Thực Hiện 2024

0
Cập nhật lần cuối: 06/11/2024

IVF là gì? Thực hiện IVF có phải là phương pháp tối ưu cho các gia đình hiếm muộn hay không? Bài viết này sẽ giải thích chi tiết về phương pháp IVF, lợi ích của nó và quy trình thực hiện tại Trung tâm IVF Hà Nội, đồng thời cung cấp những thông tin cần thiết cho các cặp vợ chồng đang cân nhắc sử dụng dịch vụ này.

Thụ tinh ống nghiệm IVF là gì?

IVF là gì
IVF là gì

Để giúp các cặp vợ chồng hiểu rõ khái niệm IVF, Thạc sĩ bác sĩ Nguyễn Thị ThuChuyên gia Hỗ trợ sinh sản IVF Hà Nội giải thích:

“Thụ tinh ống nghiệm (IVF – In Vitro Fertilization) là một kỹ thuật hỗ trợ sinh sản trong đó noãn hay còn gọi là tế bào trứng và tinh trùng được kết hợp ngoài cơ thể, trong môi trường phòng thí nghiệm. Phôi tạo thành từ quá trình này sẽ được nuôi cấy cho đến khi đạt đủ điều kiện ngày 3 hoặc ngày 5, sau đó sẽ được chuyển lại vào tử cung của người phụ nữ để phát triển thành thai nhi”.

Vậy IVF là gì, hiểu đơn đơn giản là sự kết hợp của kỹ thuật y học và công nghệ để tạo ra sự sống khi các phương pháp tự nhiên không thể thực hiện được.

Lịch sử và sự phát triển của công nghệ IVF

Công nghệ IVF là gì và xuất hiện từ lúc nào? Bài báo trên BBC với tiêu đề “Louise Brown: World’s first IVF baby’s family archive unveiled” (Louise Brown: Kho lưu trữ gia đình em bé IVF đầu tiên trên thế giới được công bố) có nhắc đến Louise Brown (Anh Quốc) là người đầu tiên được sinh ra bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm. (1)

Qua thời gian, công nghệ IVF liên tục được cải tiến, nâng cao tỷ lệ thành công và giảm thiểu rủi ro. Sự tiến bộ của công nghệ IVF giúp phương pháp này trở nên an toàn và hiệu quả hơn, đồng thời mở rộng ứng dụng trong nhiều trường hợp vô sinh hiếm muộn khác nhau.

Louise Brown (người thứ 2 từ phải sang) là người đầu tiên được sinh ra bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm
Louise Brown (người thứ 2 từ phải sang) là người đầu tiên được sinh ra bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm

Hiểu rõ hơn về phương pháp IVF

Phương pháp IVF bao gồm nhiều bước, từ việc kích thích buồng trứng, chọc hút lấy trứng và tinh trùng, kết hợp để tạo phôi trong phòng thí nghiệm, và cuối cùng là cấy phôi vào tử cung. Quy trình này yêu cầu sự chính xác và kỹ thuật cao, đảm bảo phôi được phát triển tốt nhất để đạt được thành công trong việc mang thai.

“Môi trường nuôi cấy phôi được ví như tử cung của người mẹ”.

Phó Giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Khang Sơn

Ứng dụng của IVF trong y học hiện đại

Sự xuất hiện và quá trình phát triển của phương pháp Thụ tinh trong ống nghiệm IVF đã mở ra nhiều ứng dụng trong y học hiện đại. IVF không chỉ giúp các cặp vợ chồng gặp vấn đề về sức khỏe sinh sản mà còn hỗ trợ trong việc sàng lọc di truyền, giảm nguy cơ mắc các bệnh di truyền cho con.

>> Xem thêm: Chi phí làm IVF là bao nhiêu?

>> Tắc ống dẫn trứng là một trong những bệnh lý điển hình mà Thụ tinh ống nghiệm IVF thường được chọn làm giải pháp chữa trị giúp các cặp vợ chồng có con, tìm hiểu thêm về bệnh lý và cách ứng dụng IVF khi mẹ bị tắc vòi trứng như thế nào nhé

Lợi ích vượt trội của phương pháp Thụ tinh ống nghiệm IVF

1. Tỷ lệ thành công cao vượt trội

Một trong những lợi ích của thụ tinh ống nghiệm IVF là tỷ lệ thành công cao vượt trội so với các phương pháp hỗ trợ sinh sản khác. Nhờ vào sự tiến bộ của công nghệ IVF, tỷ lệ mang thai và sinh con khỏe mạnh đã được cải thiện đáng kể. Đặc biệt ở các cặp đôi ở độ tuổi trẻ và có sức khỏe tốt, điều trị càng sớm, tỉ lệ thành công càng cao.

IVF đã mang lại hạnh phúc cho rất nhiều gia đình hiếm muộn
IVF đã mang lại hạnh phúc cho rất nhiều gia đình hiếm muộn

2. So sánh IVF với các phương pháp hỗ trợ sinh sản khác

So với các phương pháp hỗ trợ sinh sản như thụ tinh nhân tạo IUI, phương pháp IVF cho thấy hiệu quả vượt trội, đặc biệt trong các trường hợp gặp bệnh lý phức tạp. Làm IVF giúp giải quyết các vấn đề như suy dự trữ buồng trứng, tắc 2 vòi trứng, chất lượng tinh trùng kém hay các vấn đề khác. Phương pháp IVF đem lại hy vọng cho những gia đình chưa thành công với các phương pháp khác.

“Tỷ lệ thành công của thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) phụ thuộc vào nhiều yếu tố và có thể biến đổi đáng kể giữa các trường hợp. Theo các nghiên cứu và dữ liệu thống kê, tỷ lệ thành công của IVF trung bình từ 60-70% ở phụ nữ dưới 35 tuổi và giảm dần theo độ tuổi, đặc biệt sau 40 tuổi. Tỷ lệ này cũng khác nhau tùy thuộc vào các yếu tố y học và cá nhân của từng bệnh nhân. Dưới đây là các yếu tố chính ảnh hưởng đến tỷ lệ thành công của IVF”.

Theo chia sẻ của Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Thu

>> Xem thêm: Phân biệt IUI và IVF: Phương pháp Hỗ trợ sinh sản nào phù hợp với bạn?

3. Khả năng sàng lọc các bệnh lý di truyền

Cấy IVF không chỉ dừng lại ở việc hỗ trợ sinh sản mà còn góp phần vào việc sàng lọc bệnh lý di truyền. Qua quá trình thực hiện thủ thuật IVF, phôi thai có thể được kiểm tra di truyền trước khi cấy vào tử cung, giúp giảm nguy cơ các bệnh di truyền và tăng khả năng sinh con khỏe mạnh. Khả năng sàng lọc di truyền trong phương pháp IVF giúp các cặp đôi phòng tránh việc truyền các gen bệnh từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Thụ tinh ống nghiệm IVF được áp dụng trong những trường hợp nào?

Thụ tinh ống nghiệm (IVF) được áp dụng trong nhiều trường hợp các cặp vợ chồng gặp bệnh lý khác nhau, có thể kể đến 1 số nguyên nhân:

  • Vô sinh chưa tìm được nguyên nhân
  • Rối loạn về ống dẫn trứng
  • Suy giảm chất lượng trứng hoặc tinh trùng
  • Vấn đề về tử cung
  • Các cặp vợ chồng từng thất bại trước đó
  • Sàng lọc di truyền trước khi cấy phôi
  • Bảo lưu sinh sản: Với những phụ nữ muốn trì hoãn sinh đẻ do các nguyên nhân cá nhân hay y học, như trước khi điều trị ung thư, IVF cho phép bảo lưu trứng và phôi, giúp họ có thể mang thai sau này.

Nhờ vào hiệu quả của công nghệ IVF, phương pháp này đã trở thành một trong những giải pháp hàng đầu trong lĩnh vực hỗ trợ sinh sản, giúp nhiều cặp đôi vượt qua các khó khăn trong việc tìm kiếm con yêu.

Em bé được sinh ra bằng phương pháp IVF vô cùng đáng yêu, bụ bẫm
Em bé được sinh ra bằng phương pháp IVF vô cùng đáng yêu, bụ bẫm

Quy trình các bước thực hiện IVF

1. Chuẩn bị trước khi làm IVF

Trước khi bắt đầu làm IVF, các cặp đôi cần thực hiện một số bước chuẩn bị quan trọng. Các bước bao gồm: Kiểm tra sức khỏe tổng quát, đánh giá tình trạng sinh sản của cả hai bên, và tư vấn với bác sĩ để hiểu rõ về quy trình và các yêu cầu cần thiết.

Những điều các cặp vợ chồng cần chuẩn bị và lưu ý

Trong giai đoạn chuẩn bị cho thực hiện IVF, việc theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ và đánh giá khả năng sinh sản là rất quan trọng. Phương pháp IVF yêu cầu người phụ nữ phải được kích thích buồng trứng gom được nhiều trứng, vì vậy dinh dưỡng và lối sống thường ngày cũng cần được điều chỉnh để tối ưu hóa kết quả điều trị.

2. Các bước trong quy trình IVF

  • Kích thích buồng trứng: Sử dụng thuốc kích thích để thúc đẩy buồng trứng sản xuất nhiều trứng.
  • Lấy trứng và tinh trùng: Thủ thuật lấy trứng được thực hiện bằng kim tiêm chuyên dụng. Tinh trùng của người chồng được lấy từ mẫu tinh dịch.
  • Thụ tinh trong ống nghiệm: Trứng và tinh trùng được kết hợp trong phòng thí nghiệm để tạo phôi.
  • Nuôi cấy phôi: Phôi được nuôi cấy trong môi trường đặc biệt trong phòng Lab, hiện nay các cơ sở bệnh viện thường nuôi cấy phôi lên ngày 5.
  • Cấy phôi vào tử cung: Cấy IVF được thực hiện thông qua quá trình chuyển phôi vào tử cung của người phụ nữ.
  • Theo dõi và kiểm tra: Sau khi cấy phôi, người phụ nữ sẽ được theo dõi để xác định việc mang thai có thành công hay không. Sau 10 ngày chuyển phôi sẽ lên bệnh viện để kiểm tra beta HCG xác định việc có thai.
Các bước trong quy trình IVF
Các bước trong quy trình IVF

3. Các yếu tố ảnh hưởng đến thành công của phương pháp IVF

Có khá nhiều yếu tố liên quan đến tỷ lệ thành công khi cấy IVF, bao gồm tuổi tác, sức khỏe tổng quát hay yếu tố tâm lý của các cặp đôi. Cụ thể, các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thành công cuối cùng có thể kể đến như:

  • Độ tuổi của người phụ nữ/người vợ:

Tuổi tác là một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến hiệu quả của IVF. Phụ nữ ở độ tuổi dưới 35 thường có tỷ lệ thành công cao hơn so với những người trên 40 tuổi do chất lượng và số lượng trứng giảm theo thời gian.

Vậy phụ nữ lớn tuổi có được làm IVF không, bác sĩ Thu chia sẻ:

“Phụ nữ lớn tuổi hoàn toàn có thể thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm (IVF), tuy nhiên, tỷ lệ thành công và những cân nhắc y tế có thể khác so với phụ nữ trẻ. Với sự tiến bộ của kỹ thuật IVF, nhiều phụ nữ ở độ tuổi trên 35, thậm chí 40 hoặc hơn, vẫn có thể mang thai và sinh con thành công. Tuy nhiên, độ tuổi càng cao thì những thách thức về y học càng lớn, và do đó, các chỉ định và phương pháp điều trị cho phụ nữ lớn tuổi cần được xem xét cẩn trọng”.

  •  Sức khỏe tổng quát:

Sức khỏe toàn diện của cả hai bên nam và nữ đóng vai trò then chốt. Các bệnh mãn tính như tiểu đường, cao huyết áp hoặc các vấn đề về tim mạch có thể làm giảm tỷ lệ thụ thai thành công khi làm IVF.

  • Chất lượng trứng của người vợ và tinh trùng của người chồng:

Chất lượng trứng và tinh trùng ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tạo phôi và sự phát triển của nó. Trứng và tinh trùng khỏe mạnh sẽ tăng cơ hội tạo ra phôi thai chất lượng cao, từ đó nâng cao tỷ lệ thụ thai.

  • Yếu tố tâm lý:

Tâm lý ổn định và thái độ tích cực của các cặp đôi có thể cải thiện quá trình thủ thuật IVF. Căng thẳng và lo âu có thể ảnh hưởng đến hormone và quá trình sinh sản, do đó việc duy trì tinh thần thoải mái là rất quan trọng.

  • Kinh nghiệm và công nghệ của trung tâm IVF:

Trung tâm IVF có đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm và sử dụng công nghệ tiên tiến thường đạt tỷ lệ thành công cao hơn. Sự chính xác trong các bước phương pháp IVF và quy trình chăm sóc sau cấy phôi cũng đóng vai trò quan trọng.

Những yếu tố này kết hợp với nhau tạo nên tỷ lệ thành công của IVF. Hiểu rõ và tối ưu hóa các yếu tố này sẽ giúp tăng khả năng thành công của quá trình cấy IVF.

Những lưu ý và rủi ro khi cấy IVF

1. Nguy cơ, rủi ro trong quá trình thực hiện IVF

  • Mặc dù hiểu rõ IVF là gì và mang lại lợi ích gì nhưng nhiều gia đình vẫn lo ngại về các rủi ro trong quá trình điều trị. Một số nguy cơ phổ biến có thể kể đến như:
  • Phản ứng dị ứng với thuốc kích thích buồng trứng: Trong quá trình làm IVF, các loại thuốc kích thích buồng trứng có thể gây ra phản ứng dị ứng, dẫn đến các triệu chứng như ngứa, sưng phù hoặc khó thở.
  • Hội chứng quá kích buồng trứng (OHSS): Đây là tình trạng khi buồng trứng phản ứng quá mức với thuốc kích thích, gây ra sưng nề, đau bụng,…
  • Rủi ro trong quá trình lấy trứng: Thủ thuật lấy trứng có thể gây ra một ít phản ứng gây đau.
  • Sinh đôi hoặc nhiều thai: Cấy IVF thường dẫn đến việc mang thai nhiều phôi, tăng nguy cơ sinh đôi hoặc ba, điều này có thể gây khó khăn cho sức khỏe của mẹ và trẻ.

2. Cách giảm thiểu rủi ro khi làm IVF

  • Để giảm thiểu các rủi ro khi làm IVF, các cặp đôi có thể thực hiện các biện pháp sau:
  • Chọn trung tâm IVF uy tín: Lựa chọn các trung tâm có công nghệ IVF hiện đại và có đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm sẽ giúp giảm thiểu các nguy cơ liên quan đến thủ thuật cũng như có quá trình điều trị hiệu quả hơn.
  • Tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ: Việc tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ định về thuốc men, chế độ dinh dưỡng và lối sống sẽ giúp quá trình làm IVF diễn ra suôn sẻ và giảm thiểu các biến chứng.
  • Theo dõi sức khỏe cẩn thận: Thường xuyên kiểm tra và theo dõi sức khỏe trong suốt quá trình cấy IVF giúp phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường và can thiệp kịp thời.

Thực hiện IVF tại Trung tâm IVF Hà Nội

Hiện nay tại địa bàn Hà Nội, Trung tâm IVF Hà Nội là một trong những đơn vị hàng đầu trong hỗ trợ sinh sản với tỉ lệ điều trị IVF cao vượt trội.

1. Đội ngũ chuyên gia hàng đầu:

IVF Hà Nội quy tụ đội ngũ chuyên gia bác sĩ là các Phó Giáo sư, Bác sĩ Nội trú, Thạc sĩ,… hàng chục năm kinh nghiệm, mát tay hàng đầu. Thạc sĩ bác sĩ Nguyễn Duy Phương – Giám đốc điều hành trung tâm đã thực hiện hơn 6000 ca IVF thành công.

Hàng ngàn gia đình đón con yêu trọn vẹn nhờ IVF Hà Nội
Hàng ngàn gia đình đón con yêu trọn vẹn nhờ IVF Hà Nội

2. Trang thiết bị hiện đại:

Trung tâm sử dụng các thiết bị y tế tiên tiến nhất, hỗ trợ tối ưu cho các bước cấy ivf, từ kích thích trứng đến nuôi cấy phôi.Toàn bộ máy móc thiết bị đều được nhập từ châu Âu.

3. Chăm sóc khách hàng tận tâm:

Đội ngũ nhân viên là các tư vấn viên, điều dưỡng viên luôn sẵn sàng hỗ trợ, giải đáp mọi thắc mắc và đồng hành cùng bệnh nhân trong suốt quá trình làm IVF. IVF Hà Nội áp dụng quá trình tư vấn 1:1 từ đầu đến cuối chu trình.

4. Chính sách hỗ trợ tài chính linh hoạt:

Với phương châm: Không để cặp vợ chồng nào phải bỏ lại phía sau, IVF Hà Nội luôn mang đến các gói hỗ trợ tài chính ưu đãi và trả góp không lãi suất trong vòng 6 tháng, giúp giảm bớt gánh nặng chi phí cho các cặp đôi mong muốn cấy IVF.

5. Tỷ lệ thành công cao:

Với sự kết hợp của công nghệ IVF tiên tiến và kinh nghiệm dày dặn của đội ngũ bác sĩ, Trung tâm IVF Hà Nội đạt tỷ lệ thành công cao lên đến 86%, giúp nhiều gia đình thực hiện ước mơ đón con yêu. Đến với Trung tâm IVF Hà Nội, khách hàng sẽ được trải nghiệm quy trình phương pháp IVF chuyên nghiệp và hiệu quả nhất, đảm bảo sự an tâm và hỗ trợ toàn diện trong hành trình trở thành cha mẹ.

Lời khuyên cho các cặp vợ chồng hiếm muộn

Đối với các cặp vợ chồng đang gặp khó khăn trong việc thụ thai, lời khuyên quan trọng nhất chính là tìm hiểu kỹ IVF là gìphương pháp IVF trước khi quyết định. Hãy chọn các trung tâm uy tín như Trung tâm IVF Hà Nội, tìm hiểu kỹ về quy trình và các yếu tố ảnh hưởng đến thành công của cấy IVF. Đồng thời, duy trì tinh thần lạc quan và chuẩn bị tốt về mặt tài chính cũng là những yếu tố quan trọng giúp tăng tỷ lệ thành công khi làm IVF.

Tâm lý chung của các cặp vợ chồng hiếm muộn chính là sự ngại ngùng, tuy nhiên hãy tìm kiếm sự hỗ trợ từ các chuyên gia y tế để nắm rõ mọi kiến thức cần thiết. Sự chuẩn bị kỹ lưỡng về tinh thần và kiến thức khoa học sẽ giúp ba mẹ vượt qua những khó khăn trong hành trình này.

Qua bài viết này, chúng ta đã hiểu rõ hơn về phương pháp IVF, những lợi ích mà nó mang lại và quy trình thực hiện IVF. Sự tiến bộ của công nghệ và sự phát triển của các trung tâm công nghệ IVF như Trung tâm IVF Hà Nội đã góp phần quan trọng vào việc nâng cao tỷ lệ thành công và giảm thiểu các rủi ro.

Các Câu Hỏi Thường Gặp

  1. Làm IVF ở độ tuổi nào?
    Thông thường, các cặp đôi ở độ tuổi từ 20 đến 35 tuổi có tỷ lệ thành công cao nhất khi làm IVF. Tuy nhiên, công nghệ phương pháp IVF ngày càng tiên tiến, cho phép phụ nữ có thể thực hiện IVF đến tuổi 40 hoặc thậm chí cao hơn, mặc dù tỷ lệ thành công có thể giảm dần theo tuổi.
  2. Thủ thuật IVF có đau không?
    Quá trình thủ thuật IVF bao gồm một số giai đoạn có thể gây khó chịu nhẹ. Một số phụ nữ có thể cảm thấy khó chịu hoặc đau nhức sau khi lấy trứng do kích thích buồng trứng. Tuy nhiên hầu hết khách hàng có chia sẻ rằng thủ thuật IVF không quá đau đớn và quá trình này được tư vấn kỹ lưỡng để đảm bảo sự thoải mái cho bệnh nhân.
  3. Khả năng thành công của IVF ở phụ nữ lớn tuổi
    Chuyên gia hỗ trợ sinh sản IVF Hà Nội chia sẻ: “Tỷ lệ thành công của IVF có xu hướng giảm dần khi phụ nữ lớn tuổi hơn. Ở phụ nữ dưới 35 tuổi, tỷ lệ thành công trung bình cho mỗi chu kỳ IVF là khoảng 60-70%. Tuy nhiên, ở độ tuổi trên 40, tỷ lệ này giảm xuống khoảng 20-40% và có thể dưới 10% sau 43 tuổi”.
  4. Có cần nghỉ việc trong quá trình làm IVF không?
    Thời gian nghỉ phép trong quá trình làm IVF phụ thuộc vào từng cá nhân. Các bước như kích thích buồng trứng, lấy trứng, và cấy phôi thường yêu cầu sự chăm sóc đặc biệt hơn, do đó một số cặp đôi có thể cần nghỉ ngơi hoặc làm việc nhẹ nhàng trong thời gian này.
  1. NGƯỜI CÓ BỆNH LÝ NHƯ TIỂU ĐƯỜNG HOẶC CAO HUYẾT ÁP CÓ THỂ THỰC HIỆN IVF KHÔNG?
    Bác sĩ Nguyễn Thị Thu tư vấn: “Người có bệnh lý như tiểu đường hoặc cao huyết áp vẫn có thể thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm (IVF), nhưng cần có sự đánh giá y tế kỹ lưỡng và quản lý chặt chẽ trước và trong suốt quá trình điều trị. Những bệnh lý nền như tiểu đường và cao huyết áp có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi, đồng thời làm tăng nguy cơ các biến chứng thai kỳ. Vì vậy, những bệnh nhân này cần có kế hoạch chăm sóc đặc biệt khi thực hiện IVF”.

Tham khảo: 

Theo dõi
Thông báo của
guest
15 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
trackback

[…] khoa học như IUI (Intrauterine Insemination – Bơm tinh trùng vào buồng tử cung) và IVF (In Vitro Fertilization – Thụ tinh ống nghiệm) đang trở thành những giải pháp y khoa phổ biến. Tuy nhiên, không phải ai cũng […]

trackback

[…] bé IVF là những trẻ được sinh ra thông qua phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF), một kỹ thuật hỗ trợ sinh sản tiên tiến giúp các cặp đôi vô sinh hiếm […]

trackback

[…] hút trứng làm IVF là quá trình lấy trứng từ buồng trứng của người phụ nữ, diễn ra sau khi […]

trackback

[…] với phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF), nơi tinh trùng và noãn được cho vào môi trường nuôi cấy và tinh trùng tự xâm […]

trackback

[…] trình, mức độ xâm lấn và chi phí. Trong khi IUI đơn giản và ít tốn kém hơn, IVF (In Vitro Fertilization) lại phức tạp hơn nhưng có thể áp dụng cho nhiều trường hợp hiếm muộn với […]

trackback

[…] IVF (In Vitro Fertilization) là phương pháp thụ tinh ống nghiệm cổ điển. Để các cặp vợ chồng có thể hiểu rõ phương pháp một cách đơn giản, Thạc sĩ, bác sĩ Phạm Ngọc Minh – Chuyên gia hỗ trợ sinh sản IVF Hà Nội có chia sẻ: […]

trackback

[…] hay còn gọi là thụ tinh trong ống nghiệm, là một kỹ thuật hỗ trợ sinh sản hiện đại đã giúp hàng triệu cặp vợ […]

trackback

[…] IVF là gì? IVF (In Vitro Fertilization) hay thụ tinh trong ống nghiệm là một phương pháp hỗ trợ sinh sản tiên tiến. Đây là quá trình mà trứng và tinh trùng được thụ tinh bên ngoài cơ thể trong phòng thí nghiệm, sau đó phôi được chuyển vào tử cung để phát triển thành thai kỳ. IVF mang lại cơ hội làm cha mẹ cho hàng triệu cặp đôi hiếm muộn trên thế giới. […]

trackback

[…] Bên cạnh việc thiết kế các giờ dạy Online của những học phần hấp dẫn trong môn Giáo dục thể chất như Movement MVS, vận động Nhật Bản,… để phù hợp với không gian ở nhà của TDSers và điều kiện không có sẵn dụng cụ tập luyện, các thầy cô tổ Thể chất luôn cố gắng sáng tạo thêm nhiều những bài tập sinh động, vui vẻ, thú vị để các bạn Học sinh hứng thú tập luyện, nâng cao thể lực mỗi ngày. IVF là gì […]

trackback

[…] IVF không chỉ là giải pháp cho các cặp vợ chồng vô sinh mà còn mở ra cánh cửa cho những ai mong muốn có con trong các tình huống đặc biệt như phụ nữ độc thân hoặc cặp đôi đồng giới. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về IVF, hãy tham khảo tại đây: IVF. […]

trackback

[…] quan trọng trong hành trình điều trị vô sinh hiếm muộn, đặc biệt là với phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF). Tuy nhiên, hiệu quả của quy trình này phụ thuộc lớn vào việc tuân thủ thời […]

trackback

[…] kích trứng là một bước quan trọng quy trình thụ tinh trong ống nghiệm (IVF), nhằm kích thích buồng trứng sản xuất nhiều trứng hơn trong một chu kỳ sinh […]

trackback

[…] Các nghiên cứu chỉ ra mối tương quan giữa nồng độ AMH và số lượng tế bào trứng thu được trong chu kỳ kích thích buồng trứng, hỗ trợ dự đoán đáp ứng buồng trứng ở những thai phụ điều trị hiếm muộn bằng phương pháp Thụ tinh ống nghiệm (IVF). […]

trackback

[…] Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Thu – Chuyên gia Hỗ trợ sinh sản IVF Hà Nội: Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) là phương pháp hỗ trợ sinh sản trong đó trứng và tinh trùng được thụ tinh […]

trackback

[…] IVF (In Vitro Fertilization) là phương pháp hỗ trợ sinh sản trong đó trứng và tinh trùng được thụ tinh trong môi trường phòng thí nghiệm. Sau khi tạo thành phôi, bác sĩ sẽ chọn những phôi khỏe mạnh nhất để cấy vào tử cung, giúp người phụ nữ mang thai một cách tự nhiên. (1) […]